Đá tự nhiên và đá nhân tạo khác nhau như thế nào?

Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, đá tự nhiên và đá nhân tạo là hai vật liệu được sử dụng nhiều nhất bởi những giá trị nhất định mà các vật liệu khác không có được. Tùy vào từng mục đích sử dụng, người dùng sẽ chọn đá tự nhiên hoặc đá nhân tạo để hoàn thiện nội thất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khách nhau giữa hai vật liệu này để có lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của mình!

Đặc điểm của đá tự nhiên và đá nhân tạo

Đá tự nhiên

Đá tự nhiên là loại đá được hình thành do sự biến chất của các loại đá vôi, đá carbonate hay đá dolomit. Quá trình biến chất tái tinh thể hóa các loại đá trầm tích này để thành các vân tinh thể đá xen kẽ lẫn nhau.

Đá tự nhiên được chia làm hai dòng chính là đá Granite và Đá Marble.

Đá nhân tạo

Đá nhân tạo là một loại vật liệu composite được cấu thành từ hợp chất cao phân tử làm pha nền là resin (keo polyester, acrylic, vinyl ester) và pha gia cường là vật liệu độn như: aluminum tri hydrat (ATH), bột đá, các colour chips, cùng một số phụ gia, xúc tác và màu.

Tùy thuộc vào tỉ lệ các thành phần tạo thành có thể chia đá nhân tạo làm hai dòng chính: Đá Solid Surface và đá nhân tạo gốc thạch anh

Đá tự nhiên và đá nhân tạo đều được sử dụng để làm đồ nội - ngoại thất
Đá tự nhiên và đá nhân tạo đều được sử dụng để làm đồ nội – ngoại thất

Cách nhận biết đá tự nhiên và đá nhân tạo

Timestone Việt Nam xin hướng dẫn bạn một số cách để phân biệt đá tự nhiên và đá nhân tạo cũng như nêu lên ưu và nhược điểm của hai loại đá này.

Đá Marble: Do cấu tạo không phân phiến nên đá marble có vân mây tự nhiên rất đẹp. Đá marble thường được sử dụng để tạc tượng, ốp sảnh, ốp thang máy, mặt tiền khách sạn… Thành phần chủ yếu của đá marble là canxit nên đá marble rất mềm, xốp và dể thấm nước … Vì thế, nếu không xử lý chống thấm kỹ càng về lâu dài sẽ thấm nước, dính bụi bẩn và chuyển màu, mất đi vẻ đẹp ban đầu.

Đá Granite: hay gọi là đá hoa cương, là loại đá tự nhiên được hình thành do sự biến chất của các loại đá vôi, đá carbonate hay đá dolomit. Quá trình biến chất tái tinh thể hóa các loại đá trầm tích này để thành các vân tinh thể đá xen kẽ lẫn nhau. Vì kết cấu tinh thể, đá Granite có độ cứng cao, ít thấm nước, có thể lát ở các vị trí chịu xước, mài mòn như cầu thang bộ, sàn nhà, mặt tiền…

Đá nhân tạo gốc thạch anh: Là một loại đá nhân tạo được làm bằng Thạch Anh tự nhiên, được sản xuất từ 93% tinh thể thạch anh và 7% phụ gia khác như nhựa polymer chất lượng cao và các sắc tố khác. Do được tạo thành từ 93% là thạch anh, nên đá nhân tạo gốc Thạch Anh có độ cứng rất cao, không thấm nước… thường được ứng dụng cho mặt bếp, quầy kệ, trang trí nội thất khác.

Đá nhân tạo Solid Surface: Gồm có 2/3 thành phần bột đá tự nhiên( tức đá thật), 1/3 keo Arcrylic (methyl methacrylate) và hydroxy nhôm Alumina trihydrat (Al(OH)3), vải thủy tinh và một số phụ gia khác có nguồn gốc từ dầu mỏ (polyeste). Đá Solid Surface có rất nhiều ưu điểm vượt trội như có khả năng chống thấm rất tốt, có thể xử lý các mối nối một cách hoàn hảo và có thể uốn cong được. Đá solid surface thường được ứng dụng cho mặt bếp, mặt bar, mặt bàn, quầy kệ và các ứng dụng trang trí nội thất khác.

 

Nguồn: Sưu tầm