Tết đến, xuân về, bếp là khu vực thường xuyên nấu nướng để gia đình, bạn bè, người thân hay khách mời cùng đoàn tụ. Với bàn bếp, bàn ăn, bàn đảo từ đá nhân tạo trong không gian bếp, chỉ cần nắm được những bí quyết sau, việc vệ sinh, loai bỏ những vết bẩn cứng đầu không còn khó khăn và tốn thời gian như bạn nghĩ.
Đá nhân tạo mô phỏng lại vẻ đẹp, đường vân suất sắc của đá tự nhiên. Màu sắc phong phú, mẫu mã đa dạng chính là một lợi thế tốt nhất của đá nhân tạo, chúng đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và góp phần tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế, kiến trúc sư thỏa sức sáng tạo ra những công trình có giá trị to lớn.
Tương tự với đá tự nhiên, đá nhân tạo có kết cấu rắn chắc bền chặt, chịu va đập áp lực cực tốt, chống thấm nước và cách nhiệt hiệu quả, công năng sử dụng rất tốt cho những hạng mục nội thất như bàn bếp, bàn ăn, bàn đảo…
Cách vệ sinh đá nhân tạo đúng cách và hiệu quả nhất
Để giữ cho đá nhân tạo có thệ bóng sáng, đẹp như ban đầu, bạn cần phải lựa chọn những phương pháp vệ sinh đá phù hợp.
Thường xuyên vệ sinh, lau chùi bề mặt
Bàn bếp, bàn ăn, quầy đảo… luôn là những hạng mục thi công sử dụng đá nhân tạo nhiều nhất ngày nay. Bởi thế, chúng thường xuyên phải đối mặt với những vết bẩn như nước trà, cà phê, rượu, axit nhẹ, dầu mỡ, dung dịch có màu….
Cách tốt nhất để loại bỏ những vết bẩn này là khá đơn giản, chỉ cần bạn xử lý nó ngay lập tức,hãy dùng khăn mềm, làm ẩm chúng bằng dung dịch tẩy rửa thông thường sau đó lau lại bằng nước sạch.
Trong trường hợp dầu mỡ do đồ ăn để lại rất khó làm sạch bằng khăn và nước thông thường thì bạn cần pha loãng dung dịch chuyên dụng tẩy rửa đá với nước ấm theo tỉ lệ 1:5. Sau đó dùng khăn mềm ngâm qua hỗn hợp vừa pha lau trên bề mặt vết bẩn, sau đó dùng 1 chiếc khăn khô lau lại 1 lượt nữa để làm khô bề mặt đá nhân tạo.
Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên lau chùi đá nhân tạo để giữ cho đá bóng đẹp, giúp các vết bẩn bám trên bề mặt đá có thể xử lý dễ dàng hơn thay vì để nó khô lại và cứng đầu hơn.
Chọn lựa hoá chất tẩy rửa thích hợp với vết bẩn cứng đầu
Vết bẩn cứng đầu được tạo ra khi chúng không được xử lý ngay sau khi đánh đổ ra bàn, chúng sẽ bám rất dai trên bề mặt đá khiến bạn không thể làm sạch được bằng khăn ẩm. Chính vì thế bạn cần phải dùng biện pháp mạnh hơn đối với chúng.
Bạn hãy dùng những chất tẩy rửa mạnh hơn, loại chuyên dùng dành cho bề mặt đá nhân tạo được bán trên thị trường, hoặc bạn có thể mua luôn ở nơi cung cấp đá mà bạn đã lắp đặt.
Khi sử dụng chất tẩy rửa đá nhân tạo chuyên dụng, bạn hãy lựa chọn loại nước có độ PH từ 6-8, đây là loại nước an toàn không gây bào mòn bề mặt. Cần làm đúng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì để làm sạch bề mặt hiệu quả nhất và không gây ảnh hưởng gì.
Trong trường hợp mặt đá lì, sần, bạn có thể sử dụng banking soda trộn pha với nước thông thường để loại bỏ vết bẩn cứng đầu dễ dàng hơn.
Làm sạch vết bẩn bám khô thế nào?
Đây là loại vết bẩn khó làm sạch nhất trong tất cả các loại vết bẩn, nhất là trên bề mặt đá. Nếu xử lý không khéo bạn có thể làm xây xước mặt đá dẫn đến xấu, hỏng nhiều hơn. Và để làm sạch vết bẩn bám khô, có những phương pháp dưới đây cho kết quả khả quan nhất.
- Cồn
Dùng cồn hay rượu có nồng độ mạnh trên 50%, dùng vải mềm hay bông nhúng vào cồn rồi thoa trực tiếp lên vết bẩn bám khô, lau đi lau lại nhiều lần, vết bẩn sẽ bong tróc ra dần rồi biến mất. Sau đó bạn dùng khăn và nước sạch lau lại lần nữa cho bay mùi cồn gây khó chịu.
- Banking soda và kem đánh răng
Hỗn hợp banking soda và kem đánh răng trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa trực tiếp chúng lên bề mặt vết bẩn bám khô rồi chờ khoảng 5-10 phút, lúc này vết bẩn mềm ra thì bạn cùng khăn đã thấm nước sạch lau sạch hồn hợp theo chiều từ trái qua phải.
Trong trường hợp vết bẩn quá cứng đầu, làm 1 lần không thể tẩy hết được thì bạn nên làm lại 1,2 lần nữa đến khi hết, và trong quá trình lau lực tay chà lên khăn cũng dùng lực mạnh hơn để tẩy được vết bẩn hiệu quả hơn
- Kem chống nắng
Nghe khá phi lý nhưng chúng đã được kiểm chứng hoàn toàn hiệu quả đối với vết bẩn bám khô, tuy nhiên cách này chỉ nên dùng với vết bẩn nhỏ, vì kem chống nắng mĩ phẩm của phụ nữ khá đắt, nếu dùng cho vết tẩy lớn sẽ khá tốn kém, không phù hợp với điều kiện kinh tế.
Cách làm: Bạn dùng kem chống nắng bôi trực tiếp trên vết bẩn, chờ 5-15 phút dùng khăn mềm lau sạch hỗn hợp kem đi. Cũng giống như trên vết bẩn dưới tác động của kem chống nắng bong tróc dần và trở nên dễ dàng lau sạch hơn.
- Tấm nhựa, vật cứng
Trong trường hợp vết bẩn bám khô là cặn thức ăn hay bã cao su… bạn có thể dùng 1 tấm nhựa hoặc 1 vật dụng cứng (tránh dao kéo nhọn tránh dây xước bề mặt) để đánh bật phần nào vết bẩn lên trước, sau đó dùng khăn vệ sinh lại vết bẩn bằng nước tẩy rửa đá chuyên dụng.
Môt số lưu ý khi sử dụng đá nhân tạo
- Tuyệt đối không cắt chặt trên bề mặt đá
Đá nhân tạo có độ cứng tuyệt vời và có khả năng chống trầy xước cao, tuy nhiên không vì thế mà mình có thể lạm dụng chúng, để bề mặt sản phẩm luôn trong trạng thái tốt, bạn không nên cắt hay chặt, bổ gọt bất cứ thứ gì trên bề mặt đá.
- Không đặt chảo xoong nóng lên bề mặt đá, nên dùng tấm lót bảo vệ
Nhiều người rất hay đặt nồi, xoong, đồ nóng trực tiếp lên bàn đá nhân tạo vì nghĩ rằng đá cứng sẽ không hề hấn gì, nhưng thực tế dựa vào thành phần có chứa nhựa kết dính của đá nhân tạo, mặt đá sẽ rất dễ hư hại nếu như tiếp xúc với nhiệt độ cao một cách đột ngột hoặc trong thời gian dài.
Vì vậy, hãy sử dụng các tấm lót cách nhiệt trong nhà bếp và đặt nồi, cũng như những đồ ăn, nước uống còn nóng lên đó để bảo vệ tốt nhất cho bề mặt đá nhân tạo.
- Thường xuyên vệ sinh mặt đá
Nếu không muốn các vết ố vàng hay gỉ sét trên mặt đá trong khoảng thời gian dài thì cách tốt nhất bạn nên thường xuyên lau dọn mặt đá bằng khăn ẩm mềm bằng dung dịch rửa đá chuyên dụng. Cùng với đấy khi xuất hiện vết bẩn ngay trên mặt đá hãy lau ngay lập tức tránh để nó biến đổi và hỏng bề mặt đá nhân tạo.
Những dung dịch tuyệt đối không nên dùng trong vệ sinh đá nhân tạo
- Acetone
Đây là 1 dung dịch chất lỏng trong suốt mùi ngọt gắt có đặc điểm bay hơi rất nhanh, phụ nữ luôn dùng chất này để tẩy sơn móng tay rất hiệu quả nhưng trong ngành đá, đây là một loại hóa chất tảy rửa không được khuyến khích sử dụng bởi:
Acetone rất dễ cháy, nếu bạn dùng chất này để vệ sinh đá nơi nhà bếp rất nguy hiểm, hơn nữa ở nhiệt độ thường acetone cũng có thể hóa hơi và bay là trên đất vì chúng có khối lượng cao hơn không khí, nếu như chúng chưa tan và khi đun nấu hay hút thuốc ở khu vực được vệ sinh bằng acetone sẽ rất dễ xảy ra hỏa hoạn.
Thêm nữa đây là một dung dịch có tính oxy hóa cao, nếu dùng nó làm sạch bề mặt nhân tạo thì chúng dễ phá hủy lớp sơn bóng trên bề mặt nếu dùng trong thời gian dài
Chính vì thế bạn không nên dùng acetone cho đá nhân tạo.
- Thuốc tẩy
Thuốc tẩy là một loại thuốc độc hại không tốt cho sức khỏe con người, chúng ta không nên dùng thuốc tẩy cho bề mặt đá vì chúng có tính bào mòn rất cao sẽ hỏng lớp chống thấm trên bề mặt đá. Khi dùng nó cho bề mặt đá nhân tạo sẽ làm lớp chống thấm trên bề mặt đá bị bong ra dễ bị xước và nứt đá hơn rất nhiều.
- Nước làm sạch nhà vệ sinh
Dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh có thành phần chất tẩy rửa cực mạnh được tổng hợp từ các axit vô cơ có khả năng tẩy vết bẩn cực kỳ cao giúp sạch bong những vết bẩn ố và vi khuẩn trong nhà vệ sinh, nhưng đối với đá nhân tạo thì bạn không nên dùng chúng vì chất tẩy quá mạnh khiến đá nhân tạo bị hỏng men, chất lượng đá bị giảm sút rõ rệt.
Đáp ứng tiêu chí về độ bền, màu sắc, chất lượng, bảo dưỡng, Timestone Việt Nam là đại lý phân phối đá nhân tạo gốc thạch anh chính hãng, mang đến cho bạn những sản phẩm bàn đảo, bàn trà, bàn bếp, bàn ăn, lavabo… luôn sáng bóng và dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
Nguồn: Sưu tầm