Nghệ thật chống bám bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn cho mặt bếp

Theo lời khuyên của các chuyên gia, mặc dù thường xuyên được lau chùi cẩn thận nhưng mặt bếp vẫn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Đối với những đối tượng như trẻ nhỏ hoặc người có sức đề kháng yếu, việc tiếp xúc không cẩn thận có thể dẫn đến ảnh hưởng cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để chống bám bần và ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chọn vật dụng chống hoặc hạn chế bám bẩn cho mặt bếp

Hãy bắt đầu từ những vật dụng nhỏ như bát đĩa, thìa, chậu, rổ… Bạn cần hạn chế dùng những chất liệu từ nhựa, vốn dễ bám bẩn, khó vệ sinh, lau chùi.

Nơi tiếp xúc nhiều nhất với thực phẩm và con người chính là mặt bàn bếp. Đặc biệt xu thế thiết kế mặt bàn bếp lớn, hoặc đảo bếp trong các gia đình hiện đại, càng tạo môi trường dễ nhiễm khuẩn.

nghệ thuật chống bám bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn cho mặt bếp
Đá thạch anh giúp mặt bếp an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm

Một thực tế khác, dù được sử dụng thường xuyên bởi bà nội trợ, nhưng vật liệu làm mặt bàn bếp lại được lựa chọn bởi… các ông chồng. Và yếu tố cân nhắc đầu tiên lại là thiết kế và giá cả. Trong khi đó, tiêu chuẩn chọn mặt bàn bếp của người Châu Âu là an toàn-vệ sinh, rồi đến thẩm mỹ.

Đa số mặt bàn bếp ở châu Âu đều đang sử dụng vật liệu đá nhân tạo có gốc thạch anh. Do về cấu trúc, đá nhân tạo gốc thạch anh chứa hơn 90% cốt liệu là thạch anh tự nhiên nghiền nhỏ cùng chất kết dính siêu bền, mang lại khả năng chống xước và chống thấm vượt trội so với các vật liệu khác. Bởi vậy, mặt bàn bếp bằng đá nhân tạo thạch anh rất dễ làm sạch bằng cách đơn giản nhất như lau bằng giẻ hay rửa bằng nước thường.

2. Bố trí mặt bàn bếp một cách khoa học

Tận dụng tối đa không gian dưới tủ bếp treo tường để bố trí các móc treo cốc hoặc dụng cụ. Dùng giá thoáng có móc treo ở bồn rửa để đựng miếng rửa bát, vừa tiết kiệm không gian cho mặt bếp vừa đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội lây lan.

nghệ thuật chống bám bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn cho mặt bếp
Móc treo dưới tủ bếp

Không đặt quá nhiều chai lọ, gói gia vị trên mặt bếp. Xếp những loại gia vị ít dùng hơn vào giá có thể tháo rời và xếp gọn trong các khoang ở các tủ bếp dưới. Với khoảng không gian trên tường, hãy đóng những chiếc giá gỗ đơn giản, chứa chai lọ hoặc những đồ trang trí cho căn bếp thêm màu sắc.

3. Vệ sinh ngay khi bẩn

Khi sơ chế thực phẩm, việc để mặt bàn bếp dính bẩn là không thể tránh khỏi. Một bí quyết để giữ gìn mặt bếp vệ sinh là lau ngay khi lấm bẩn vì càng để lâu vết bẩn càng bám chắc và gây ố cho mặt bếp, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn cư ngụ.

Hãy treo một chiếc khăn khô sạch gần nơi chuẩn bị thực phẩm để lau vết bẩn khi thức ăn rớt ra ngay khi có thể. Bạn nên lau dọn bếp luôn ngay khi nấu ăn xong. Nếu bạn đợi đến khi bữa ăn hoàn tất, vi khuẩn đã có thời gian để xâm nhập và bám lại trên mặt bếp.

Nguồn: dantri.com.vn